Những thương hiệu điện thoại mới nổi nào đang gây chú ý trên thế giới hiện nay?

Thị trường di động hiện tại đang trở thành cuộc đua một chiều với sự cạnh tranh gay gắt đến từ nhiều thương hiệu lâu năm với qui mô tầm cỡ thê giới như Samsung, Apple, Sony… cho đến những cái tên vô danh tiểu tốt với công ty có qui mô chỉ… vài chục người tại Trung Quốc. Có thể thấy, dù rất khắc nghiệt nhưng thị trường di động hiện tại vẫn ghi nhận sự góp mặt của nhiều tên tuổi “lạ” trên toàn thế giới, với mục đích duy nhất là muốn được nhiều người dùng biết đến sự có mặt của họ hơn là về vấn đề lợi nhuận. 

Đầu tiên là Nextbit

Hình ảnh Google và bộ ứng dụng văn phòng của họ phần nào đã cho chúng ta liên tưởng đến một nền tảng điện toán đám mây, tuy nhiên ý tưởng về một thiết bị di động dựa hoàn toàn vào “đám mây” thì chưa hề được một hãng công nghệ lớn nào tỏ ra quan tâm thực sự. Nextbit Robin đã được ra đời trong hoàn cành như vậy. Với đặc điểm là sao lưu toàn bộ dữ liệu của người dùng lên máy chủ đám mây theo thời gian thực, rõ ràng Nextbit đã giải quyết được phần lớn cơn khát dung lượng của người dùng di động hiện nay. Có thể thấy, dù có qui mô không lớn ,nhưng chắc chắn Nextbit Robin là một trong những ý tưởng di động thiết thực và độc đáo nhất trên thị trường hiện nay. Hiện tại, Nextbit đã giới thiệu thêm một máy chủ nền web cho phép người dùng có thể sao lưu dữ liệu trên nhiều thiết bị khác lên máy chủ đám mây của họ. Dĩ nhiên, khi xét đến mặt bằng chung của thế giới di động, ý tưởng của Nextbit sẽ không được nhiều công ty sản xuất phần cứng hàng đầu chú ý bởi việc lưu dữ liệu vào đám mây sẽ đánh trực tiếp vào bát cơm của họ, vì hiện tại hầu hết các hãng sản xuất đều cố gắng “vắt sữa” người dùng bằng việc cung cấp các phiên bản điện thoại có bộ nhớ khác nhau trên cùng một cấu hình xử lý.
Nextbit-thuong-hieu-dien-thoai-noi-tieng

Thứ 2 là LeEco

Nếu xét về qui mô thì có lẽ cái tên LeEco xứng đáng ở vị trí đầu bảng hơn bất kỳ cái tên nào khác trong số Maxtalk này. LeEco thực chất được đổi tên từ một thương hiệu rất nổi tiếng của Trung Quốc là LeTV – vốn được mệnh danh là Netflix của Trung Quốc , bởi đây chính là một trong những công ty cung cấp nội dung video trực tuyến lớn nhất tại đất nước tỷ dân,  và mới chỉ sản xuất điện thoại di động khoảng 1 năm trở lại đây. Khác với những tên tuổi quen thuộc khác trong cái ao làng điện thoại Trung Quốc như Lenovo, Huawei hay Xiaomi – vốn chỉ tập trung vào việc bán phần cứng, thì tầm nhìn của LeECO lớn hơn rất nhiều khi họ muốn mang đến cho người cùng cả một hệ sinh thái “LE” vối sự phối hợp giữa dịch vụ nội dung trực tuyến khổng lồ với những chiếc điện thoại mạnh mẽ trong một mức giá phải chăng,. Những chiếc điện thoại gần đây của LeECO đã cho thấy một sự đầu tư nhất định về công nghệ cũng như phù hợp với xu thế của thời đại, như chiếc LeMax Pro là điện thoại đầu tiên được trang bị cảm biến vân tay siêu âm, hay Le 2 là chiếc điện thoại đầu tiên bỏ đi cổng tai nghe 3.5mm bằng cổng USB type C , cùng với đó là một loạt danh mục đầu tư khác trong nền tảng Internet Of Things của riêng họ. Có thể thấy ĐIều còn thiếu của LeECO hiện tại có lẽ chỉ còn là một hệ điều hành riêng của mình. Tuy nhiên với một thực trạng chung  của hầu hết các công ty công nghệ Trung Quốc hiện nay là bị phụ thuộc quá nhiều vào hệ điều hành Android của Google thì có vẻ như mơ ước này còn lâu mới đạt được.
thuong-hieu-leeco-noi-tieng-tren-the-gioi

Fairphone

Nếu bạn lo ngại về những tác động của các nhà sản xuất điện thoại thông minh tới vấn đề môi trường và công bằng xã hội thì Fairphone sẽ là một cái tên mà bạn có thể đặt niềm tin. Công ty này được quảng cáo  nhiều trong việc giám sắt chặt chẽ nguồn cung sản xuất linh kiện để giảm thiểu việc bóc lột lao động hay điều kiện làm việc nguy hiểm, dĩ nhiên hệ quả sẽ khiến cho giá thành sản xuất bị đội lên một chút, nhưng nó sẽ mang đến cho người tiêu dùng một cái nhìn tích cực hơn về hình ảnh của công ty, dù rằng điều này sẽ chẳng giúp họ bán được nhiều điện thoại hơn, bởi vốn dĩ chính những chiếc điện thoại mang nhãn hiệu FairPhone cũng bị bán ra với số lượng rất hạn chế. Là một phần trong chiến dịch quảng cáo của mình , Fairphone cho biết họ sẽ dành ra khoảng $5 cho quỹ phúc lợi công nhân trên mỗi điện thoại được bán ra. Tính đến hiện tại, theo nhiều số liệu báo cáo thì Fairphone mới chỉ bán được khoảng 100.000 đơn vị máy trên toàn thế giới, túc là họ sẽ phải nộp quỹ khoảng $500.000  để giữ đúng lời hứu với các công nhân ở Châu Phi và Trung Đông. Nói chung, dù phải thừa nhận rằng con số 100.000 máy điện thoại của Fairphone chằng bằng một cái móng chân khi so với số lượng hàng chục triệu máy của Samsung hay Apple nhưng ít ra công ty này cũng đã đạt được một thành công nhất định khi đánh bóng được thương hiệu của mình là một nhà sản xuất điện thoại có “tâm”. Chắc ban giám đốc của công ty này vẫn chưa thuộc lòng bí kíp “thật thà thì  ăn cháo, láo nháo thì ăn cơm” giữa một thị trường di động đầy rối loạn như hiện nay.
top-3-thuong-hieu-dien-thoai-lon-tren-the-gioi


Geeksphone

Nếu bạn là một người nổi tiếng và suốt ngày lo ngay ngáy chuyện một ngày nào đó những clip “thân mật” quá mức giữa mình và những chú chó dễ thương đầy cơ bắp trong điện thoại bị phát hiện và tống tiền bởi NSA thì chiếc chiếc Blackphone – được sản xuất bởi công ty Geeks Phone sẽ là một lựa chọn lý tưởng. Về cơ bản, Blackphone được chạy trên một phiên bản Android tùy biến và nhà sản xuất đã lấy cả danh dự của họ để đảm bảo rằng nó hoàn toàn không có “của hậu” – từ lóng vốn được dùng trong giới bảo mật để ám chỉ việc bị nhà sản xuất hoặc một bên thứ 3 cài phần mềm trái phép theo dõi chủ sở hữu thiết bị. Bên cạnh đó chiếc điện thoại này cũng cung cấp một loạt các phương thức bảo mật khác giúp chủ nhân luôn trong tình trạng truy cập mạng ẩn danh. Tuy nhiên, dù được quảng cáo như vậy nhưng trớ trêu thay, nó vẫn không thoát khỏi việc bị lệ thuộc vào hệ điều hành Android – vốn nổi tiếng là hệ điều hành di động kém an toàn nhất thế giới hiện tại. Và ngay sau khi bày bán chính thức, người ta đã root được chiếc điện thoại này chỉ trong vòng 5 phút. Cùng với đó, tương lai của chiếc điện thoại này đang bị đặt dấu hỏi bởi trong quý tài chính gần nhất, doanh thu từ Blackphone 2 chỉ đạt được khoảng $10 triệu, và nhà sản xuất đang đứng trước nguy cơ phá sản nếu không có đủ khả năng chi trả các khoản chi phí cho đầu tư nghiên cứu và sản xuất chiếc điện thoại này.
geeksphone-thuong-hieu-noi-tieng

Cuối cùng là Obi Worldphone

Được hình thành từ một bộ sậu với sự chỉ huy của cựu CEO Apple John Scurlley.Obi Worldphone hướng đến các thị trường mới nổi như Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latin với khẩu hiệu “thiết kế tại Mỹ, mức giá rẻ như điện thoại Tàu”. Quả thực thị chiến lược kinh doanh của họ đã cho thấy điều này có phần nào đó đúng đắn. Các điện thoại của Obi Worldphone hầu hết đều lấy cảm hứng từ tên các địa danh  của Mỹ như Sanfrancisco, San Joe hay gần đây là Mountain View. Tại một số quốc gia, Obi áp dụng chiến lược đã làm nên thành công của Xiaomi, đó là bán hàng qua mạng và kết hợp với một số lượng nhỏ câc hệ thống cửa hàng điện thoại nhỏ hơn là tìm đến các hệ thống siêu thị lớn. Bên cạnh đó, công ty này cũng tận dụng được kinh nghiệm lãnh đạo từ các công ty lớn cũ như Apple để có thể làm tốt hơn khâu marketing cho sản phẩm. Tuy nhiên, xét về mặt bằng chung trên thị trường thì các điện thoại của Obi vẫn chưa thực sự đạt được mức giá rẻ như ý muốn của đại đa số người dùng. Bên cạnh đó, việc phân phối sản phẩm có phần “chui lủi” đã phần nào hạn chế sự tin tưởng của người dùng vào thương hiệu mới mẻ này.

Trên đây là một số thương hiệu điện thoại mới nổi đang gây chú ý trên thị trường di động toàn cầu hiện nay. Ý kiến của bạn là gì? Hãy comment bên dưới.